HỖ TRỢ CHUYỂN TIỀN QUỸ TỪ THIỆN

HỖ TRỢ CHUYỂN TIỀN QUỸ TỪ THIỆN
  • Nhà sản xuất: QUỸ TỪ THIỆN
  • Số catalogue của nhà sản xuất: QTT12
  • Trọng lượng: 0
  • Bảo hành (tháng): 999
Giá đặc biệt
Mã số sản phẩm: AD17
Giá chưa gồm VAT: 0 ₫
Giá bao gồm VAT: 0 ₫
Còn hàng: Còn hàng trong kho
Số lượng hàng trong kho: 999

 

CHƯƠNG
1:
QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1: Tên gọi, biểu tượng, trụ sở





 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



 

1.     
Tên gọi

a.      Tên
tiếng Việt: QUỸ TỪ THIỆN VÌ BỆNH NHÂN NGHÈO

b.     Tên
tiếng nước ngoài: POOR PATIENT MONASTERY FOUNDATION

c.      Tên viết
tắt: PPMF

2.     
Biểu tượng của Quỹ, Logo: 
 



 

3.     
Ý nghĩa biểu tượng, Logo: Cốt lõi biểu tượng được
thể hiện hết trong chữ thập màu đỏ trên nền màu trắng.

§  Logo màu trắng tượng trưng cho
sự phát triển, hòa thuận, tươi mát, nó mang lại cảm giác an toàn, hài hòa, thân
thiện; màu trắng còn là niềm tin, sự sống và hy vọng.

§  Hình dáng chữ thập là tượng
trưng cho sự giác ngộ, sự tỉnh thức, nhận thức sáng suốt hay biểu trưng cho từ
thiện.

§  Chữ thập màu đỏ là dáng mạo của
hình trái tim, tượng trưng cho lòng từ bi, chứa đựng cả một bầu trời yêu
thương, tấm lòng nhân ái, bao dung, độ lượng. Trái tim từ bi được nằm trong chữ
thập, tức là từ bi trong lòng người phải dựa vào sự giác ngộ mới có lòng yêu
thương chân thành và đúng đắn; tình thương không có sự giác ngộ, tỉnh thức dễ
dẫn đến mù quáng, ủy mị.

§  Chữ thập trên nền trắng tượng
trưng cho sự đóng góp, dâng tặng niềm an vui hạnh phúc cho sinh linh đau khổ. Màu
đỏ trên nền trắng để nói lên được tấm lòng đầy nhân ái, quý giá như vàng.

§  Chữ thập màu đỏ trên nền màu
trắng là tượng trưng cho người khổ đau. Con người được lớn lên hạnh phúc từ sự
chăm sóc của các tấm lòng nhân đạo, có nghĩa là người khổ đau nào được chăm sóc
khéo léo bởi sự nhân hậu, thì đều cảm nhận được hạnh phúc, thay đổi cuộc đời
theo chiều hướng tốt đẹp.

4.     
Trụ sở

§  Văn phòng Từ Thiện, 75 Hồ Văn
Leo, Biên Hòa, Đồng Nai.


Điều 2: Tôn chỉ, mục đích



 

1.      Xuất phát từ lòng từ bi của con
người, không nỡ nhìn thấy mọi người đau khổ, nhiều mảnh đời bất hạnh, tuổi già
neo đơn, không có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, thuốc men... đã làm nao lòng người,
trắc ẩn tấm lòng các nhà hảo tâm, nên muốn chung góp một bàn tay chia sẻ một
phần để vơi bớt nỗi đau của những thân phận kém may mắn hơn mình.
Quỹ từ thiện vì bệnh nhân nghèo
(sau đây gọi tắt là Quỹ) là tổ chức hoạt động bằng lòng nhân đạo, không vì lợi
nhuận, đẩy mạnh từ thiện trên các lĩnh vực: bệnh nhân nghèo, học bổng học sinh
nghèo hiếu học, nhà tình nghĩa - tình thương, công ích xã hội.

2.      Quỹ được hình thành từ nguồn
vốn tự nguyện đóng góp ban đầu của các Thành Viên Sáng Lập (là một cá nhân mà
cũng có thể là một nhóm người đồng tham gia) và tự tạo vốn trên cơ sở vận động
quyên góp, vận động tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để
thực hiện các hoạt động từ thiện theo đúng mục đích nêu trên.

3.      Vì mục đích nhân đạo, xuất phát
từ lòng hảo tâm của các mạnh thường quân và từ bi của người Phật tử nên tuyệt
đối không có sự ganh tỵ, phe đảng, đả kích, kiêu ngạo, ỷ thị hoặc cầu danh mà
phải đoàn kết, yêu thương, bình đẳng trong tổ chức, thể hiện cái tâm và tư cách
của những người lương thiện, có tâm hy sinh, chung tay vì lợi ích cuộc đời bằng
tinh thần vô ngã vị tha.


Điều 3: Nguyên tắc tổ chức, phạm vi hoạt
động



 

1.      Quỹ
hoạt động theo nguyên tắc:

a.      Không vì lợi nhuận;

b.     Tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang
trải kinh phí và tự chịu trách nhiệm trước hội đồng;

c.      Công khai, minh bạch về thu,
chi tài chính, tài sản của Quỹ;

d.     Theo Điều lệ của Quỹ đã được
Hội đồng quản lý quỹ công nhận, chịu sự quản lý Hội đồng điều hành về lĩnh vực
Quỹ hoạt động;

e.      Không phân chia tài sản của Quỹ
trong quá trình Quỹ đang hoạt động;

f.       Chia sẻ niềm đau nỗi khổ một
cách công tâm, không phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo.

2.      Quỹ có phạm vi hoạt động trên
toàn quốc, ngoại quốc, trong trường hợp đặc biệt phải được ý kiến nhất trí của
hội đồng.

Quỹ
là bộ phận từ thiện của Hội Liên Hiệp Phòng Khám Nhà Thuốc, dùng con dấu của Hội,
tài khoản tại ngân hàng OCB - Ngân Hàng Phương Đông Việt Nam (OCB) | OCB

, Phòng Giao Dịch OCB Duy Tân

·       
Địa
chỉ: 17 Phạm Ngọc
Thạch, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh.

·       
Số
điện thoại: (028) 38244504

·       
Số
Fax: (028) 38244510. Tên tài khoản là Quỹ từ thiện vì bệnh nhân nghèo, tên chủ tài khoản là VŨ TRỊNH THẾ QUÂN; số tài khoản là:0036100005979006.

 

Chuyển khoản từ nước ngoài, Quý Mạnh Thường Quân có thêm lựa chọn như sau:

1. Bank (Ngân Hàng) JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIET NAM - HO CHI MINH BRANCH

 

2. SWIFT code: BFTVVNVX007

 

3. Account name: VU TRINH THE QUAN

 

4. Current A/C No: 0071005259688

 

Còn đối với Chuyển khoản nội địa trong nước Việt Nam thì thông tin cần nhập như sau:

 

1. Ngân hàng: Vietcombank: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

 

2. Số tài khoản ngân hàng: 0071005259688

 

3. Tên tài khoản ngân hàng: VŨ TRỊNH THẾ QUÂN

 

4. Chi nhánh Vietcombank (VCB) Hồ Chí Minh

 

Số điện thoại di động hỗ trợ chuyển tiền thường trực 24/7: (+84) 0969000810 (viber: (+84) 0969000810)

 

Địa chỉ thư điện tử (email) hỗ trợ chuyển tiền thường trực 24/7: nhathuoclamthao@gmail.com

 

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Điều 4: Thành viên của Quỹ



 

§  Thành
viên Sáng lập Quỹ

Thành
Viên Sáng Lập Quỹ là các cá nhân hoặc tập thể (cử đại diện một người đăng ký)
tham gia trước khi ra mắt Quỹ, có mức đóng góp ban đầu để thành lập Quỹ với số
tiền tối thiểu là: 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng Việt Nam).
Mỗi Thành Viên Sáng Lập được
công nhận và được cấp thẻ thì có tiếng nói hợp pháp trong tổ chức.

·       
Thành viên Quỹ

Sau khi ra mắt Quỹ, những người phát tâm tham gia tổ chức của Quỹ
gọi là THÀNH VIÊN QUỸ TỪ THIỆN.
Thành Viên Quỹ là những người góp vốn vĩnh viễn cho Quỹ hoặc ủng hộ
tài chính thường xuyên cho các hoạt động của Quỹ, tối thiểu là 10.000.000 VNĐ (mười
triệu).  Có hai cách tham gia Thành Viên của Quỹ:
một là đăng ký các thông tin cá nhân trực tiếp tại văn phòng của Quỹ (văn phòng
từ thiện); hai là đăng ký trực tiếp thông qua website: https://nhathuocminhtam2.webnode.vn,
điền các thông tin cá nhân được yêu cầu theo hướng dẫn của mẫu.




CHƯƠNG
2:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ


Điều 5: Chức năng, nhiệm vụ



 

1.      Tiếp nhận và quản lý tài chính,
tài sản được đóng góp, tài trợ từ các tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước
để thực hiện các hoạt động theo chương trình phù hợp với tôn chỉ, mục đích của
Quỹ

2.      Tiếp nhận tài sản từ các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, hiến, tặng hoặc bằng các hình thức
khác một cách hợp pháp dựa trên quy định của pháp luật để tạo nguồn vốn của
Quỹ.


Điều 6: Quyền hạn và nghĩa vụ



 

1.     
Quỹ hoạt động thuộc các lĩnh vực mà tổ chức đã đề ra (như phần mục
đích đã nêu). Khi phát sinh việc từ thiện ngoài tiêu chí của Quỹ phải được sự
nhất trí của toàn hội đồng quản lý Quỹ.

2.     
Mỗi thành viên sáng lập hợp lệ đều có thể vận động quyên góp tài
trợ cho Quỹ; tiếp nhận tài sản do các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước
tài trợ, hiến tặng hoặc bằng các hình thức vận động theo đúng tôn chỉ, mục đích
và quy định của tổ chức, và giao nộp lại cho hội đồng để lập bảng chi thu và
biên nhận hợp lệ của Quỹ.

3.     
Mỗi thành viên sáng lập đều có quyền đề đạt đúng đối tượng cần hỗ
trợ và được duyệt xét theo điều kiện tài chính của Quỹ cho phép.

4.     
Sử dụng tài sản, tài chính tiết kiệm và hiệu quả theo đúng tôn
chỉ, mục đích của Quỹ, thực hiện chế độ thu chi theo quy định của tổ chức.

5.      Phải báo cáo tình hình hoạt
động, thống kê và công khai tài chính trong từng tháng hoặc từng quý (3 tháng).




CHƯƠNG
3:
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG


Điều 7: Cơ cấu tổ chức



 

1.     
Hội đồng quản lý Quỹ;

2.     
Ban điều hành Quỹ;

3.     
Ban Kiểm soát Quỹ;

4.      Văn
phòng đại diện




 


Điều 8: Hội đồng quản lý Quỹ



 

1.      Hội đồng quản lý Quỹ, nhân danh
Quỹ để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Quỹ. Hội đồng quản lý
Quỹ có 7 thành viên, trong đó 1 thành viên giữ chức chủ tịch Hội đồng quản lý,
3 phó chủ tịch, 3 thành viên. Nhiệm kỳ Hội đồng quản lý Quỹ là 10 năm.

2.      Nhiệm vụ và quyền hạn:

a.      Quyết định chiến lược phát
triển và kế hoạch hoạt động hàng năm của Quỹ;

b.     Quyết định các giải pháp phát
triển Quỹ, thông qua các chương trình vận động hỗ trợ.

c.      Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm giám
đốc, phó giám đốc, thành viên Hội đồng quản lý Quỹ; quyết định thành lập Ban
Kiểm soát Quỹ; quyết định người phụ trách công tác kế toán và người quản lý
khác quy định tại điều lệ Quỹ;

d.     Thông qua báo cáo tài chính
hằng năm, phương án sử dụng tài sản, tài chính Quỹ;

e.      Quyết định cơ cấu tổ chức quản
lý Quỹ;

f.       Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ;

g.      Quyết định giải thể hoặc đề
xuất những thay đổi nếu cần.

3.      Nguyên tắc hoạt động của Hội
đồng quản lý Quỹ:

a.      Cuộc họp của Hội đồng quản lý
Quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ triệu tập và chủ trì. Hội đồng quản lý Quỹ
họp định kỳ 01 qúy một lần, có thể họp bất thường theo yêu cầu Hội đồng quản lý
Quỹ. Cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ được coi là hợp lệ khi có trên 1/2 số
thành viên Hội đồng quản lý Quỹ tham gia;

b.     Mỗi thành viên Hội đồng quản lý
Quỹ có một phiếu biểu quyết. Trong trường hợp số thành viên có mặt tại cuộc họp
không đầy đủ, người chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ xin ý kiến bằng văn
bản, ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt có giá trị như ý kiến của
thành viên có mặt tại cuộc họp;

c.      Các quyết định của Hội đồng
quản lý Quỹ được thông qua khi có 2/3 thành viên Hội đồng quản lý Quỹ tán
thành.


Điều 9: Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ



 

1.      Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ
do Hội đồng quản lý Quỹ bầu và có nhiệm kỳ cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản
lý Quỹ.

2.      Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng
quản lý Quỹ:

a.      Chuẩn bị hoặc tổ chức việc
chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ;

b.     Chuẩn bị hoặc tổ chức việc
chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng quản lý Quỹ hoặc để lấy
ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ;

c.      Triệu tập và chủ trì cuộc họp
Hội đồng quản lý Quỹ hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản
lý Quỹ;

d.     Giám sát hoặc tổ chức giám sát
việc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;

e.      Thay mặt Hội đồng quản lý Quỹ
ký các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;

3.      Trường hợp vắng mặt thì Chủ
tịch Hội đồng quản lý Quỹ ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản
lý Quỹ thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ.


Điều 10: Phó Chủ Tịch Hội đồng quản lý
Quỹ



 

1.      Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý
Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ bầu và có nhiệm kỳ cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng
quản lý Quỹ.

2.      Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý
Quỹ có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ điều hành các hoạt động của
Quỹ theo sự phân công của Hội đồng quản lý Quỹ và thực hiện nhiệm vụ theo sự ủy
quyền của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ.


Điều 11: Ban điều
hành Quỹ



 

1.      Ban điều hành Quỹ do Hội đồng
quản lý Quỹ bổ nhiệm trong số thành viên Hội đồng sáng lập.

2.      Ban điều hành Quỹ gồm có năm
thành viên, gồm: một giám đốc; hai phó giám đốc; một thủ quỹ và một kế toán.

3.      Ban điều hành Quỹ là bộ phận
điều hành công việc hằng ngày của Quỹ, chịu sự giám sát của Hội đồng quản lý
Quỹ, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ về việc thực hiện các quyền và
nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Ban điều hành Quỹ là 10 năm, trừ trường hợp sự
cố cá nhân và biểu quyết tập thể.

4.      Ban điều hành Quỹ có các nhiệm
vụ và quyền hạn sau đây:

a.      Điều hành và quản lý các hoạt
động của Quỹ, chấp hành các định mức chi tiêu của Quỹ theo điều lệ của Hội đồng
quản lý, Điều Lệ Quỹ;

b.     Ban hành các văn bản thuộc
trách nhiệm điều hành của Ban điều hành Quỹ và chịu trách nhiệm về các quyết
định của mình;

c.      Báo cáo định kỳ về tình hình
hoạt động, tài chính của Quỹ với Hội đồng quản lý Quỹ;

d.     Chịu trách nhiệm quản lý tài
sản của Quỹ theo Điều Lệ Quỹ về quản lý tài chính, tài sản;

e.      Các nhiệm vụ, quyền hạn khác
theo quy định của điều lệ Quỹ và quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ.


Điều 12: Ban kiểm
soát Quỹ



 

1.      Ban Kiểm soát quỹ do Chủ tịch
Hội đồng quản lý quỹ quyết định thành lập trong số thành viên sáng lập theo
nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ. Ban kiểm soát gồm ít nhất ba thành viên,
gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và ủy viên. Nhiệm kỳ Ban kiểm soát Quỹ là 10
năm.

2.     
Ban kiểm soát quỹ hoạt động độc lập và có nhiệm vụ sau:

a.     
Kiểm tra, giám sát các hoạt động của Quỹ theo điều lệ và các quy
định của pháp luật;

b.    
Báo cáo, kiến nghị với Hội đồng quản lý Quỹ về kết quả kiểm tra,
giám sát và tình hình tài chính của Quỹ.




CHƯƠNG
4:
VẬN ĐỘNG QUYÊN GÓP, TIẾP NHẬN TÀI TRỢ,
ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ


Điều 13: Vận động quyên góp, tiếp nhận
tài trợ



 

1.      Quỹ được vận động quyên góp,
vận động tài trợ trong nước và nước ngoài nhằm thực hiện mục đích hoạt động
theo quy định của Điều Lệ Quỹ.

2.      Các khoản vận động quyên góp,
tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cho Quỹ phải được nộp ngay
vào Quỹ, đồng thời công khai tin tức qua trang thông tin điện tử của tổ chức để
công chúng và các nhà tài trợ có điều kiện kiểm tra, giám sát.

3.      Đối với khoản tài trợ, quyên
góp, ủng hộ khắc phục hậu quả lũ lụt, thiên tai, cứu trợ khẩn cấp thực hiện chi
đầy đủ 100% ngay sau khi nhận được tiền và tài sản. Đối với những khoản đóng
góp, tài trợ có mục đích, mục tiêu phải thực hiện đúng theo yêu cầu của đối
tượng tài trợ.

4.      Một số trường hợp quyên góp, ủng
hộ khắc phục hậu quả thiên tai hoặc cứu trợ có tính khẩn cấp thì Chủ tịch Hội
đồng quản lý Quỹ có quyền tự quyết định và thông báo lại cho Hội đồng quản lý
quỹ.


Điều 14: Nguyên tắc vận động quyên góp,
tiếp nhận tài trợ



 

1.      Việc vận động tài trợ, vận động
quyên góp tiền, hiện vật, công sức của cá nhân, tổ chức phải trên cơ sở tự
nguyện với lòng hảo tâm, Quỹ không tự đặt ra mức huy động đóng góp tối thiểu để
buộc cá nhân, tổ chức thực hiện.

2.      Việc quyên góp, tiếp nhận, quản
lý, sử dụng tiền, hiện vật từ cá nhân, tổ chức đóng góp cho Quỹ phải công khai,
minh bạch.

3.      Nội dung vận động quyên góp,
tiếp nhận tài trợ phải công khai, minh bạch, bao gồm: Mục đích vận động quyên
góp, tài trợ; kết quả vận động quyên góp, tài trợ; việc sử dụng, kết quả sử
dụng và báo cáo kết quả hoạt động.

4.      Sau khi khoản tài trợ được tiếp
nhận và nộp vào Quỹ xong thì Quỹ sẽ không hoàn trả lại với bất cứ hình thức nào
với người đã cho, hiến, tặng.

5.      Hình thức công khai bao gồm:

a.      Niêm yết công khai tại nơi tiếp
nhận quyên góp, tài trợ và nơi nhận cứu trợ, trợ giúp;

b.     Thông báo trên trang web của
Quỹ;

c.      Cung cấp thông tin theo yêu cầu
của tổ chức, cá nhân theo quy định ( nếu có).


Điều 15: Đối tượng, điều kiện nhận hỗ
trợ, tài trợ...



 

Căn cứ chương trình kế hoạch hoạt động, đề nghị từ các thành viên
sáng lập hàng qúy, năm của Quỹ, Hội đồng quản lý Quỹ sẽ quyết định địa điểm,
đối tượng, điều kiện được nhận hỗ trợ, tài trợ,... cho từng thời điểm thích hợp.
Nếu trường hợp nào không khả thi thì phải phúc đáp không quá một tuần sau khi
bàn thảo duyệt xét.




CHƯƠNG
5:
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN, TÀI CHÍNH


Điều 16: Nguồn thu



 

1.      Thu từ đóng góp tự nguyện, tài
trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước một cách hợp pháp.

2.      Thu từ lãi tiền gửi của các
Thành viên sáng lập, Thành viên Quỹ và các nhà tài trợ, mạnh thường quân, nhà
hảo tâm đóng góp gây quỹ.

3.      Các khoản thu hợp pháp khác
(nếu có).


Điều 17: Sử dụng Quỹ



 

1.      Chi hoạt động từ thiện, tài
trợ, bao gồm: Tài trợ cho các chương trình, các đề án nhằm mục đích nhân đạo,
từ thiện, khuyến khích phát triển tấm lòng nhường cơm xẻ áo,... và các mục đích
xã hội khác vì sự phát triển cộng đồng theo Điều Lệ Quỹ.

2.      Chi cho hoạt động quản lý Quỹ.

3.      Gửi tiết kiệm đối với tiền nhàn
rỗi của Quỹ.


Điều 18: Nội dung chi cho hoạt động quản
lý Quỹ



 

1.      Nội dung chi hoạt động quản lý
quỹ bao gồm:

a.      Chi mua sắm, sửa chữa vật tư
văn phòng, tài sản phục vụ hoạt động của Quỹ;

b.     Chi thanh toán dịch vụ công
cộng phục vụ hoạt động của Quỹ;

c.      Chi các khoản chi phí phát sinh
trong quá trình hoạt động liên quan đến các nhiệm vụ vận động, tiếp nhận, vận
chuyển, phân phối tiền, hàng cứu trợ, từ thiện.

d.     Các khoản chi khác có liên quan
đến hoạt động của quỹ.

e.      Không chi cho các thành viên
tham gia chuyến từ thiện, cá nhân mỗi người phải tự đóng góp.

2.      Định mức chi hoạt động quản lý
Quỹ:

Hội đồng quản lý Quỹ quy định cụ thể mức chi cho hoạt động quản lý
Quỹ.


Điều 19: Quản lý tài chính, tài sản của
Quỹ



 

1.      Hội đồng quản lý Quỹ ban hành
các quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, các định mức chi tiêu
của Quỹ; chuẩn y kế hoạch tài chính và xét duyệt quyết toán tài chính hàng năm
của Quỹ.

2.      Ban Kiểm soát Quỹ có trách
nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ và báo cáo, kiến nghị với Hội đồng
quản lý về tình hình tài sản, tài chính của Quỹ.

3.      Ban điều hành Quỹ chấp hành các
quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, nguồn thu, các định mức chi
tiêu của Quỹ theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý trên cơ sở nhiệm vụ hoạt
động đã được Hội đồng quản lý Quỹ thông qua; không được sử dụng tài sản, tài
chính Quỹ vào các hoạt động khác ngoài tôn chỉ, mục đích của Quỹ.

4.      Hội đồng quản lý Quỹ và Ban
điều hành Quỹ có trách nhiệm công khai tình hình tài sản, tài chính và hoạt
động của Quỹ hàng quý, năm theo các nội dung sau:

a.     
Danh sách, số tiền, hiện vật đóng góp, tài trợ, ủng hộ của các tổ
chức, cá nhân cho Quỹ;

b.    
Danh sách, số tiền, hiện vật tổ chức, cá nhân được nhận từ Quỹ;

c.     
Báo cáo tình hình tài sản, tài chính và kết quả hoạt động của Quỹ
theo từng nội dung thu, chi hàng qúy, năm trên trang thông tin của Quỹ để các
thành viên sáng lập có thể theo dõi và nắm bắt được thông tin.


Điều 20: Xử lý tài chính, tài sản của
Quỹ khi hết thời gian hoạt động



 

Khi Quỹ hết thời gian hoạt động theo quy định của điều lệ thì toàn
bộ nguồn tài chính, tài sản hình thành từ các Thành Viên Sáng Lập và các Thành
Viên Quỹ đến thời điểm giải thể sẽ do chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định,
hoặc tái Quỹ theo quy định hoặc hoàn trả lại cho các Thành viên sáng lập nếu tổ
chức giải thể (trừ những Thành viên ủng hộ vĩnh viễn, tài chính đó thuộc về sử
dụng cho Tam bảo). Người nhận lại Quỹ là chính chủ có tên trong biên nhận và
thẻ Thành viên sáng lập hoặc là người được ủy quyền hợp pháp. Số tiền nhận lại
bằng với số tiền góp vốn được ghi trong biên nhận.




CHƯƠNG
6:
THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG, GIẢI THỂ QUỸ


Điều 21: Thời gian hoạt động



 

Bằng quyết tâm Quỹ sẽ hoạt động liên tục và vĩnh viễn. Nhiệm kỳ
của Quỹ là 10 năm. Sau 10 năm, Hội đồng quản lý Quỹ cũng như Ban điều hành, Ban
kiểm soát sẽ được bầu chọn mới lại.


Điều 22: Giải thể Quỹ



 

Khi Quỹ không thế tiếp tục hoạt động vì một lý do chính đáng nào
đó, Hội đồng quản lý Quỹ có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định giải thể
Quỹ theo quy định của tổ chức.




CHƯƠNG
7:
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT


Điều 23: Khen thưởng



 

Cá nhân có nhiều đóng góp hoặc vận động (khoảng 100.000.000 trở
lên) cho mỗi năm hoạt động của Quỹ sẽ được Hội đồng quản lý Quỹ cấp bằng công
đức hoặc khen thưởng, biểu dương trước tập thể.


Điều 24: Kỷ luật



 

Những người làm việc tại Quỹ vi phạm quy định của Điều lệ này, tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm,
khai trừ và truy cứu trách nhiệm theo pháp luật.




CHƯƠNG
8:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH


Điều 25: Sửa đổi, bổ sung Điều lệ



 

Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ phải được 2/3 thành viên Hội
đồng quản lý Quỹ thông qua.


Điều 26: Hiệu lực thi hành



 

1.      Điều lệ Quỹ từ thiện có 8 Chương, 26 Điều và có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Hội đồng
Thành viên sáng lập ra mắt công nhận.

2.      Căn cứ các quy định và điều lệ
của Quỹ từ thiện đã được công nhận, Hội đồng quản lý Quỹ có
trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện điều lệ này./.